• Hệ thống Biogas
  • Tổng kết Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Hội nghị Chi đoàn Ban quản lý các ựu án Nông nghiệp, tổng kết công tác đoàn năm 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ảnh 3
  • thực địa DA Cao su tiểu điền
  • Ảnh 8
  • tập huấn DA Cao su tiểu điền
  • Lễ ký hiệp định DA LCASP
  • Ảnh 6
  • Tập huấn Dự án CRSD
  • Ảnh 2
  • Ảnh 4
  • Tổng kết công tác Đoàn của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp 2014
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Thực địa Dự án CRSD tại Sóc Trăng
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Tổng kết hoạt động 2014 và kế hoạch 2015
  • Ảnh 11
  • Hoạt động xây dựng hầm khí sinh học
  • Cấc cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác đoàn năm 2014
  • Ảnh 9
  • Ảnh 7
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Tập huấn Dự án CRSD tại Thanh Hóa
  • Tổng kết LMSX chè Tân Cương Hoàng Bình.2.12.2013
  • Ảnh 5
  • Ảnh 1
  • Ảnh 10
  • Lễ ký kết VNSat - BIDV
  • Đại Hội Chi bộ I nhiệm kỳ 2017 - 2020
  • Tổng kết hoạt động 2014 - Kế hoạch 2015
  • Ngành NN&PTNT
Tin từ các Dự án trực thuộc Ban

Dự án "Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững”: Cơ hội khôi phục nguồn tài nguyên

30/06/2015
 

Tổng sản lượng thuỷ sản bình quân của Cà Mau hiện nay trên 320.000 tấn/năm, chiếm trên 95% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Thế nhưng, nguồn lợi thuỷ sản đang có nguy cơ cạn kiệt. Việc triển khai thực hiện Dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” (CRSD) hứa hẹn sẽ góp phần khôi phục nguồn tài nguyên ấy.

“Cà Mau là 1 trong 8 tỉnh được chọn tham gia dự án trên cả nước. Lợi ích mà dự án đem lại sẽ là tiền đề để tỉnh khôi phục nguồn tài nguyên biển, phát huy tiềm năng một cách bền vững”, ông Nguyễn Văn Trung, Phó chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản, cho biết.

Nhiều lợi ích

Dự án gồm 4 hợp phần. Hợp phần A nhằm tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nguồn lợi thuỷ sản bền vững với mục tiêu hỗ trợ xây dựng năng lực cho ngành thuỷ sản ở 3 lĩnh vực: quy hoạch, hệ thống thông tin thống kê và xây dựng kế hoạch phát triển tổng thể. Hợp phần B được gắn với việc thực hành tốt trong nuôi trồng thuỷ sản bền vững.

 
Hằng năm, sản lượng đánh bắt của ngư dân Cà Mau rất lớn nhưng không bền vững, dự án sẽ góp phần rất lớn vào ổn định nguồn lợi này.
Riêng hợp phần C (quản lý bền vững nghề khai thác thuỷ sản ven biển) nâng cao hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ và phục hồi nguồn lợi thuỷ sản ven biển. Hợp phần D cung cấp các nguồn lực, đào tạo, tập huấn, tư vấn, trang thiết bị cần thiết cho ban quản lý dự án để điều phối, thực hiện dự án và giám sát kết quả dự án theo mục tiêu, kế hoạch và các chỉ số giám sát được đề ra.

Dự án sẽ tiến hành trên 7 huyện: U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Cái Nước, Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi, dự kiến hoàn thành trong 5 năm, từ tháng 6/2012-6/2017, với nguồn vốn đầu tư khoảng 16,656 triệu USD.

Trong đó, Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA/WB) sẽ cung cấp một khoản tín dụng bằng quyền rút tiền vốn đặc biệt (SDR) tương đương 13,970 triệu USD để tài trợ 84% tổng chi phí dự án. Vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh sẽ trên 1,785 triệu USD, tương đương 11% tổng chi phí dự án. Các đối tượng hưởng lợi của dự án sẽ đóng góp 0,9 triệu USD.

Ông Trung cho biết, dự án đang trong giai đoạn khảo sát thực địa từng vùng, từng địa phương để thiết lập các mạng lưới, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng khó khăn để xây dựng nhiều mô hình phù hợp từng vùng.

Chủ động giám sát dịch bệnh

Trong năm đầu tiên dự án sẽ tiến hành thiết lập hệ thống mạng lưới giám sát dịch bệnh và báo cáo nhanh (đường dây nóng) ở 5 huyện với sự tham gia của tổ/nhóm nông dân (GAP), cộng tác viên (AAHM) cấp xã, cán bộ thú y và NTTS huyện, tỉnh. Hoàn chỉnh các quy trình hướng dẫn về phát hiện, báo cáo và xử lý ổ bệnh theo đúng Pháp lệnh Thú y.

Hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng cho 5 vùng sản xuất khó khăn do cơ sở hạ tầng yếu kém, sản xuất không đạt hiệu quả, đời sống ngư dân gặp khó khăn như: ấp Tấn Ngọc và Tấn Ngọc Đông, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi) với diện tích 600 ha; ấp Thị Tường, xã Hoà Mỹ (Cái Nước) diện tích 632 ha (409 hộ nuôi tôm); ấp Láng Cháo, xã Phú Tân (Phú Tân)  diện tích 540 ha (303 hộ nuôi tôm); ấp Nà Chim, xã Lâm Hải (Năm Căn) diện tích 410 ha; ấp Xẻo Mấm, xã Tân Ân (Ngọc Hiển) diện tích 159 ha (59 hộ nuôi tôm).

 Ngoài ra, thiết lập 5 điểm quan trắc chất lượng nước đầu vào ở sông Tam Giang, sông Cái Đôi Vàm, sông Bảy Háp, Sông Đốc, sông Gành Hào và 10 điểm quan trắc nước đầu ra ở các vùng nuôi tôm trọng điểm của tỉnh. 

Theo đó, xây dựng 5 trạm kiểm ngư dọc theo chiều dài bờ biển của tỉnh: Khánh Hội, Sông Đốc, Cái Đôi Vàm, Rạch Gốc và Hố Gùi. Đóng mới 3 tàu kiểm ngư và trang bị 3 ca nô 200 Hp để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát đánh bắt thuỷ sản ven bờ.

Đích đến cuối cùng của dự án sau 5 năm là 5 vùng nuôi tôm được đầu tư nâng cấp an toàn sinh học, khoảng 100 nhóm/tổ nông dân nuôi tôm theo mô hình GAP/MBP; 3.000 hộ NTTS được đào tạo; thiết lập hệ thống truy nguyên nguồn gốc từ nguồn tôm bố mẹ, trại giống, ao nuôi cho các vùng nuôi GAP. 

100% trại giống trong toàn tỉnh có đăng ký, được kiểm tra đánh giá về an toàn sinh học; tăng tỷ lệ sử dụng tôm giống chất lượng cao trong các vùng nuôi chính lên 70% và trong toàn tỉnh lên 50%. 

Phục hồi 1.000 ha ao nuôi tôm kém hiệu quả qua các mô hình nuôi ghép, nuôi sinh thái, phát triển đa dạng các đối tượng nuôi có giá trị như: cá kèo, cá chẽm, nghêu, cua…

“Ít nhất 60% ngư dân sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc nâng cấp các điều kiện cơ sở hạ tầng, bảo quản sản phẩm trên tàu cá, cảng cá, bến cá, chợ cá, giảm thất thoát về chất lượng sản phẩm xuống còn dưới 10%”, ông Trung khẳng định./.

Nguồn: Báo CaMauOnline
phim hay, biet thu gamuda gardens, chung cu valencia garden, phim thuyet minh, phim an do